Ngày 05.04.2022: Giá vàng hôm nay đi lên trong bối cảnh giá dầu thô tăng
- Người viết: ĐINH THANH HÒA lúc
- Bảng tin giá vàng
Giá vàng hôm nay 05/04, Giá vàng hôm nay đi lên trong bối cảnh giá dầu thô nóng lên, nhà đầu tư lo ngại lạm phát leo thang, tăng nhu cầu trú ẩn vào kim loại quý
Vàng SJC bán ra tại web Sgold giao động ở mức 69,30 triệu/lượng. Trong khi đó, sản phẩm Lộc vàng SBJ các loại giao dịch tại quầy (Thần tài, Quý Linh, Túi Lộc,..) còn 5.700.000 đồng/chỉ. Để cập nhật giá vàng nhanh chóng, khách hàng giao dịch mua bán vàng theo giá trực tuyến sgold tại https://sgold.sacombank-sbj.com.
Giá vàng quốc tế
Giá vàng trên thị trường quốc tế đêm qua có thời điểm tăng 20 USD/ounce, từ 1.915 USD/ounce vọt lên 1.935 USD/ounce. Đến 6 giờ ngày 05/04, giá vàng của thế giới giao dịch tại 1.934 USD/ounce, tăng 10 USD/ounce so với mức giá mở cửa hôm trước. Giá vàng kỳ hạn tháng 06/2022 cũng tăng 13 USD/ounce, giao dịch ở mức 1.936 USD/ounce.
Các thị trường quan trọng ghi nhận giá dầu thô tăng mạnh và giao dịch quanh mức 101 USD/thùng, USD tăng giá so với nhiều đồng tiền mạnh khác, lãi suất trái phiếu Mỹ đứng vững ở mức 2,4%/năm; thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đồng loạt "xanh" sàn.
Giới phân tích nhận định chiến sự Nga - Ukraine kéo dài có thể thúc đẩy Mỹ và Liên minh châu Âu thực hiện nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga, bao gồm cả việc xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của nước này.
Từ đó, giá nhiên liệu và năng lượng gần như không thể hạ nhiệt khiến thị trường lo ngại lạm phát tiếp tục leo thang, thúc đẩy giới đầu tư tài chính đưa vốn vào vàng để phòng ngừa rủi ro do lạm phát gây ra. Giá vàng hôm nay tăng vọt là đương nhiên.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng ANZ (Úc) cho rằng khủng hoảng quân sự, chính trị ở Ukraine có khả năng chứng kiến nhu cầu mạnh mẽ về tài sản an toàn là vàng. Sự cô lập rộng rãi hơn của các nước phương Tây đối với Nga có thể chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực năng lượng - vốn sẽ gây ra lạm phát cao.
Theo Robert Minter, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Aberdeen Standard Investments, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã làm thay đổi cơ bản cục diện địa chính trị.
Ông cho rằng ngay cả khi cuộc xung đột chấm dứt, xu hướng toàn cầu hóa khó có thể quay lại như trước đây. Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn sẽ dẫn đến giá thành phẩm cao hơn, giữ áp lực lạm phát tăng cao trong tương lai gần.
Khi giá vàng “vật lộn” ở mức củng cố mới với mức hỗ trợ 1.900 USD/ ounce và mức kháng cự quanh 1.950 USD/ ounce, Minter cho rằng vàng chỉ có thể tăng cao hơn khi lạm phát có nguy cơ trở thành yếu tố cố định lâu dài trong nền kinh tế toàn cầu.