Kim Cương – Kiệt tác tinh hoa của thiên nhiên

Kim cương hình thành như thế nào?

Theo nhà địa hóa học Corneliia Class từ Đại học Columbia (Mỹ), những giọt chất lỏng rất nhỏ trong kim cương cổ đại là cách hiếm hoi để liên kết các sự kiện từ sâu bên trong Trái Đất với các sự kiện bề mặt.

Số kim cương được phát hiện gần đây tại một mỏ ở Nam Phi, có nguồn gốc từ một vụ phun trào núi lửa 85 triệu năm về trước, sự kiện đã vô tình đẩy kim cương cùng nhiều vật chất từ lớp phủ Trái Đất lên bề mặt.

Những viên đá quý có sợi bên trong, trông có vẻ xấu xí này thường được coi là kim cương thứ phẩm vì có lẫn tạp chất. Nhưng khoa học đã chứng minh chúng quý giá hơn bất kỳ loại châu báu nào trên thế giới bởi chứa đựng bên trong những mảnh lịch sử phức tạp.

Kim Cương – Kiệt tác tinh hoa của thiên nhiên

Theo các nhà khoa học, kim cương đã được hình thành từ cách đây 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm. Kim cương được cấu tạo từ một trong những nguyên tố cơ bản nhất trong tự nhiên. Đó là carbon có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ.

Nguồn cacbon vô cơ đã có sẵn ở khu vực lớp trung gian của Trái Đất. Trong khi đó nguồn cacbon hữu cơ hình thành từ các loại cây bị chìm xuống dưới mặt đất. Khi hai hoặc nhiều mảng lục địa hút vào nhau, một mảng chuyển động xuống dưới và chìm vào lòng đất. Các chất hữu cơ nhờ vậy mà được chuyển xuống vào sâu lớp vỏ trái đất để rồi tạo nên kim cương.


Kim cương được tìm thấy ở đâu?

Quá trình hình thành viên kim cương diễn ra trong điều kiện môi trường vật lý đặc biệt và khó khăn. Kim cương được hình thành dưới áp lực trên 5 gigapascal khi nhiệt độ đạt vượt ngưỡng 1300 độ tại độ sâu từ 100 đến 200 km dưới lòng đất.

Sau khi sản phẩm kim cương được hình thành từ áp lực và nhiệt độ cao, chúng sẽ được đưa lên gần mặt đất thông qua quá trình vận động địa chất. Kim cương di chuyển lên phía trên cùng lớp dung nham núi lửa.

Dưới tác động của quá trình phong hoá, kim cương dần thoát ra khỏi lớp khoáng núi lửa kimberlite trong lòng đất. Khi lớp khoáng sẫm màu này bị phân hủy sẽ tạo nên lớp đất có màu vàng. Khi dòng nước chảy qua sẽ đem theo đất cùng kim cương đổ ra sông.

Do kim cương có trọng lượng lớn hơn nước nên sẽ bị lắng dần xuống dưới đáy sông. Một số những viên kim cương tự nhiên khác tiếp tục bị trôi ra khu vực cửa sông hoặc đổ ra các đại dương.

Những khu vực tập trung đất vàng kim cương lâu ngày tích tụ dần được gọi là các mỏ phụ. Ngày nay những khu vực có các mỏ kim cương nhiều nhất phải kể đến như là Siberi, Phần Lan, đảo Greenland, châu Úc, Trung Quốc, Canada và Nga.
Hãy ghé đến Sacombank-SBJ, bạn sẽ tìm thấy và sở hữu những viên kim cương lộng lẫy, tinh tế nhất.

Bài trước

Quà Tặng Thành Lập Doanh Nghiệp

Sacombank-SBJ | Trang sức - Vàng bạc - Đá quý - Quà tặng cao cấp